Mục lục
Tranh gỗ bát tiên – ý nghĩa hay cho mọi nhà
Tranh gỗ đục truyền thần…Gỗ Hương nguyên tấm 6p5. Thủ công kênh bong chạm nền. Giao lưu giá rẻ!
Chất liệu: Gỗ Hương Huyết
Kích thước: dài 2m17, cao 90p. Tấm gỗ 6p5
Khung bao: Rộng 15p, dày 6p5. khá dày dặn và chắc chắn
Giao lưu vận chuyển toàn quốc
CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỖ TĨNH
+ Email: dogodotinh@gmail.com
+ Hotline: 0948777798 hoặc 0938515171
+ Website: www.dotinh.com | www.sapgutuche.com
+ YouTube: https://youtube.com/c/dogodotinh
+ Facebook: https://www.facebook.com/dogodotinh
+ Địa chỉ: Đường số 1, Làng nghề số 1, xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Ý nghĩa tranh gỗ bát tiên
Tranh gỗ bát tiên được các vị Bát Tiên gần giống như các vị thánh và sự hiện diện của họ trong một căn nhà sẻ đem lại sự bình yên và hạnh phúc cho gia chủ
Bát Tiên được cho là thần canh gác cho tám hướng nên việc tái hiện họ trong nhà dưới hình thức nào đó đều đem lại điều tốt về mặt phong thủy. Người ta tin rằng họ mang lại sự trường thọ, tài – lộc, sức khỏe cho con cháu, tiền bạc và danh tiếng cho những ai trưng bày họ ( tranh gỗ bát tiên ). Nói chung là tất cả những điều tốt, tích cực và hữu ích.
Danh hiệu của 8 vị bát tiên trong tranh gỗ
ông là vị tiên luyện nước thánh và quạt phép có khả năng cải tử hoàn sinh. Vóc dáng cao, ông có bộ râu xoăn và đôi mắt khoan hòa. Sống dưới thời nhà Thương sang đời nhà Chu, ông còn được gọi là Dương Tử hay Hán Chung Ly và là bạn thân của Lão Tử.
ông được xem là Tổ của nghề làm vườn trồng hoa. Có hình dáng một cậu bé trai mặc áo cánh xanh, tay xách giỏ hoa, chân đi một giày và do cách ăn mặc không phân biệt được trai gái nên người đời coi ông là bán nam bán nữ. Ông sinh vào cuối đời nhà Thương và đắc đạo sau một trận say long trời lở đất được một con ngỗng trắng rước về trời.
3) Tào Quốc Cữu:
Là anh họ của vua, có nghề gõ phách cẩm nhịp được xưng tụng là Tổ của các kịch sĩ diễn viên. Sinh ra trong một gia đình giàu có sau khi kết bạn với Chung Ly Quyền và Lữ Động Tiên, ông từ bỏ phú quí vinh hoa và được hai ông này giúp tu thành đạo.
4) Lữ Động Tiên:
ông xuất thân Đạo gia nên thường sử dụng phất trần và kiếm phép. Kiếm phép là kiếm biết bay và nghe theo lời ông sai khiến. Ông được tôn là ông tổ của nghề thợ cạo. Dân gian còn gọi ông bằng nhiều tên khác như Chấn Dương Sáng Tổ, Lữ Nguyên hay Lữ Tử. Ông sống ẩn dật, kết bạn với Chung Ly Quyền và là tác giả của phép Bát Đoạn Cẩm khí công.
5) Hàn Tương Tử: ông có biệt tài thổi sáo, thường được gọi là Viện Sĩ Thổi Sáo hay Học Sĩ Thổi Tiêu và được coi là Tổ của các nhạc sĩ. Ông cũng sống dưới thời nhà Thương, là bạn của Lữ Động Tiên và nhờ ông này mà tu đắc đạo.
6) Hà Tiên Cô: Bà sinh vào đời nhà Thương, là vị nữ tu duy nhất trong Bát Tiên. Tương truyền lúc sơ sinh là con trai tên là Hứa Sinh, sau cải giống mà thành nữ. Nhờ nuôi mẹ ốm chí hiếu, bà đắc đạo tiên. Người đời vẽ hình tượng bà cầm hoa sen và trái đào biểu thị cho sự sung túc trù phú.
7) Trương Quả Lão: Là một lão tiên chuyên nghề thuật sĩ và những lãnh vực huyền bí. Vật tiêu biểu là cái trống cơm và con lừa mà ông luôn cưỡi ngược. Khi không cưỡi, ông gói con lừa lại cho vào một cái bị cói đeo kè kè sau lưng.
8 Lý Thiết Quải: còn được gọi là Lý Hồng Thủy hay Lý Phế Nhân do bạo bệnh nên bị cắt một chân thành tiên ông què hay ông tiên ăn mày. Bảo bối của ông là cây nạng sắt và quả bầu tiên toả khói đeo sau lưng. Thiên hạ tôn ông là Đông Hoa Giáo Chủ, thường vẽ hình ông cưỡi cua có con hươu theo hầu.
>>Xem thêm tranh gỗ treo tường: https://dotinh.com/chuyen-muc/tin-tuc-tranh-go-treo-tuong/
>>Xem thêm tin tức đồng hồ: https://dotinh.com/chuyen-muc/tin-tuc/tin-tuc-dong-ho/